Khám phá vẻ đẹp kiến trúc Chăm của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn Bình Định

Du lịch Bình Định được biết đến với nhiều cụm tháp và Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn là một trong bảy cụm ở nơi đây. Một khu di tích đẹp với bao giá trị lịch sử, cùng khám phá địa điểm thú vị này của Quy Nhơn.
  1. VỀ THÁP BÁNH ÍT QUY NHƠN
Tháp Bánh Ít còn có tên gọi khác là tháp Bạc còn trong tiếng J’rai là Yang MTian, đây là một cụm tháp cổ của Chăm Pa xưa. Tháp gìn giữ nét đẹp kiến trúc của Việt Nam và được tạo lập trong giai đoạn cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII, dưới thời hai vị quốc vương Harivarman IV và V. Ngày trước, tháp nằm trong địa phận của làng Tri Thiện, xã Phước Quang, Tuy Phước nên được đặt tên là tháp Tri Thiện, sau đó còn với nhiều tên khác nhau.

  1. ĐƯỜNG ĐẾN THÁP BÁNH ÍT
Tháp Bánh Ít ở đâu – tháp thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định. Đây là cụm tháp cách trung tâm thành phố phượt du lịch Quy Nhơn khoảng 20km về hướng Bắc, để đến được nơi từ thành phố bạn đi theo hướng Bắc ra quốc lộ 1A, qua ngã tư cầu Bà Di nhìn theo hướng phải đã thấy cụm tháp. Tháp nằm trên một ngọn đồi thoải các mực nước biển chừng 100 mét tạo nên một hùng vĩ.
Đường đến với Tháp Bánh Ít vô cùng đơn giản dễ tìm, ngay cả những người đến đây lần đầu cũng có thể tự thuê xe và đi đến. Khu di tích này đã được quy hoạch lại không cho phép du lịch chạy thẳng bằng xe máy lên các ngọn tháp nằm trên đồi mà phải leo hơn 200 bậc thang. Tuy bạn phải leo các bậc thang nhưng bù lại bạn lại có phần thưởng thật xứng đáng khi được chiêm ngưỡng khung cảnh yên bình của đồng ruộng, một không khí trong lành….
  1. KHÁM PHÁ GÌ Ở ĐÂY?
Tháp Bánh Ít có bốn ngọn được xây trên một đồi đất đỏ với vẻ hùng vĩ, uy nghi vượt xa với ngọn tháp khác. Có thể rằng, tên tháp được đặt do hình dạng của những chiếc tháp giống như chiếc bánh ít với ngọn to nhất giống với bánh ít lá gai, xung quanh là ba ngọn tháp phụ có hình dạng nhỏ và thấp hơn, ba chiếc giống với bánh ít ngọt, mặn, đều lột trần. Mỗi tháp lại có một kiến trúc khác biệt, trên mỗi đỉnh tháp đều có tượng thần Siva làm bằng đá.
Khám phá vẻ đẹp kiến trúc Chăm của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn Bình Định


Tháp Bánh Ít Quy Nhơn đặc trưng bởi đều được làm từ chất liệu bằng gạch đá ong, được xây dựng theo kiến trúc Gopura với vòm của hình mũi giáo, có nhiều lớp liên tiếp vút lên phía trên, đây chính là kiến trúc của cửa hướng Đông – Tây, còn cửa hướng Bắc – Nam là hai cửa giả, bịt kín.
Vẻ đẹp của tháp đã được đi vào thơ ca với những vần thơ trau chuốt, diễn tả được cảnh đẹp nơi đây:
“Ngọn đồi nhỏ giữa non cao
Hàng cây xang bóng lao xao gió chiều
Dù không phải đẹp mỹ miều
Tháp xưa vẫn khiến lòng người đắm say.” 
Khám phá vẻ đẹp kiến trúc Chăm của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn Bình Định

Tháp chính có kích thước lớn nhất được đặt ở vị trí trung tâm của ngọn đồi, xung quanh có 3 ngọn tháp phụ có kích thước nhỏ hơn. cảm giác đem lại như du khách quay ngược thời gian, bước chân vào thế giới Chăm Pa cổ xưa đầy bí ẩn. Tháp chính được trang trí khá công phu và đẹp mắt, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã tạo nên sự duyên dáng, mềm mại của tháp thông qua những cột rãnh trên bức tường hay mái vòm trên cao. Các bức tượng của tháp chính được tạc trong tư thế nhảy múa vô cùng sống động và thu hút.
Cạnh tháp chính là tháp yên ngựa – một tên mà người dân đặt cho bởi tháp cong như yên ngựa. Điểm dễ nhận thấy của tháp chính là phần nhô ra so với phần thân và được trang trí bằng nhiều hình tượng đang giơ tay lên mang lại cảm giác như cùng đồng sức nâng tháp. Thật sự khi xây dựng tháp này, người nghệ nhân muốn nhấn mạnh vào “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc Chăm của Tháp Bánh Ít Quy Nhơn Bình Định
Đây không phải là quần thể tháp đồ sộ nhất tại Bình Định nhưng khi du khách đến đây đều phải ngỡ ngàng trước sự phong phú trong phong cách thiết kế. Mỗi một ngôi tháp thuộc quần thể Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn đều có một kiểu kiến trúc riêng biệt mà phải tìm tòi mới thấy hết những bí ẩn được giấu kỹ trên từng mảnh tường, phiến đá.
Nơi đây phù hợp cho những ai có định du lịch Quy Nhơn giá rẻ. Tháp Bánh ít lưu giữ những giá trị trong kiến trúc xa xưa của người Việt cũng như tín ngưỡng của người Chăm Pa với bức tượng thần Siva nổi tiếng bằng đá. Bức tượng này tuy đã bị vỡ mất nhiều phần nhưng vẫn còn giữ nguyên được giá trị ban đầu. Nơi đây còn chứa nhiều hiện vật quý thu hút được khách du lịch tham quan và khám phá.
  1. NHỮNG KINH NGHIỆM NHỎ DẮT TÚI
Nếu bạn đến với Bình Định vào tháng 9 đến tháng 12 thì đây là mùa mưa, bão rất khó khăn trong việc tham quan.
Nếu đi trong thời gian còn lại là mùa khô, nắng nóng, khi tham quan Tháp Bánh Ít bạn cần mang theo một số vật dụng như:
Thứ nhất, ô, mũ, nón, áo dài tay… để tránh cái nắng gay gắt tại nơi đây.
Thứ hai, kem chống nắng, chống muỗi, thuốc dị ứng… đảm bảo an toàn trong quá trình trải nghiệm của bạn.
Thứ ba, một số loại thuốc cơ bản như đau đầu, đau bụng… kịp thời xử lý.
Thứ tư, quan trọng nhất trong mỗi chuyến du lịch cần có đầy đủ giấy tờ tùy thân để chứng minh khi cần thiết.
Một số thông tin cơ bản về Tháp Bánh Ít ở Quy Nhơn giúp bạn hiểu hơn về vùng đất nơi đây. Bình Định – một vùng đất còn mang trong mình bao bí ẩn, cùng đến với nơi đây để khám phá và trải nghiệm.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ